Hotline: 0903.137.440 - 0906.263.996 - 0988.579.907
IMG co khi tan tien
TÂN TIẾN - CUNG CẤP QUẠT CÔNG NGHIỆP, HỆ THỐNG HÚT BỤI CÔNG NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM.
  1. Quạt công nghiệp.
    Cung cấp bạc đạn
    Công ty TNHH Kha Việt
    Cty Cổ Phần Hàng Tiêu Dùng MASAN
    Hệ thống nhà hàng Gogi house
    Hệ thống nhà hàng Sumo BBQ.

Tin tức

Cách âm và những điều cần biết về vật liệu cách âm soundproofing materials

Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng, để có một căn phòng cách âm hiệu quả, họ cần sử dụng thật nhiều vật liệu hút âm như mút trứng, mút gai…. Điều này không hoàn toàn đúng. Bạn hãy xem qua ví dụ này nhé:

Giả sử bạn có một phòng được tạo ra bởi một lớp bông khoáng khá dày (cứ cho rằng bạn đang dùng loại tốt nhất và có hiệu quả cao nhất) và giả dụ rằng loại vật liệu này có khả năng hút được lên đến 75% áp lực âm thanh đi vào nó. Như vậy, vật liệu này chỉ để lại 25% âm thanh đi xuyên qua nó. Điều này có vẻ tốt khi nó chỉ còn lại ¼ so với ban đầu. Tuy nhiên, như bạn đã biết qua bài viết về decibel, giảm xuống chỉ còn ¼ áp lực âm thanh so với ban đầu nghĩa là bạn chỉ mới giảm được -12 decibel (-12 dB = giảm ¼ lần). Vậy giả sử như bên phía bên kia của phần cách âm, có một ban nhạc đang chơi với âm lượng phát ra là 100 dB, như vậy, sau khi đi qua phần cách âm, áp lực âm thanh vẫn còn ở mức rất cao, lên đến 88 dB SPL.

Dù bạn đã cách âm rất tốt bằng các loại mút hút âm, tiêu âm tốt nhất, vẫn chưa thấm vào đâu. Trên thực tế, để có được hiệu quả cách âm tốt, bạn cần giảm xuống ít nhất 45 dB so với áp lực âm thanh ban đầu, tất nhiên càng nhiều hơn nữa càng tốt. Thậm chí khi đã cách âm được ở mức độ đó, âm thanh vẫn còn có thể nghe được từ phía bên kia.

Vậy, các loại vật liệu nào có thể dùng để cách âm?

Hãy luôn nhớ một điều, để có được hiệu quả cách âm tốt nhất, bạn cần phải có loại vật liệu luôn phản xạ được năng lượng từ âm thanh. Những vật liệu như vậy thường chắc, nặng, không có lỗ rỗng, xốp bên trong. Bạn có thể dùng các vật liệu như gạch không lỗ, bê tông, các khối đúc lớn để làm tường, tường thạch cao, đá dạng phiến, ván ép với độ đặc cao, thủy tinh, kim loại, những vật liệu cách âm linh hoạt độc quyền(*). Các vật liệu này đều có chung 2 đặc tính là chắc đặc và không rỗng xốp.

(*)Các vật liệu cách âm linh hoạt độc quyền (proprietary flexible soundproofing materials) có thể được thiết kế dựa trên nhiều giải pháp tiềm năng khác, đôi khi được quảng cáo một cách có khả năng cách âm “thần kì” nhưng bạn chỉ cần nhớ, nó chỉ cách âm tốt khi đáp ứng được 2 tiêu chí rất đơn giản là chắc đặc (massive) và không rỗng xốp (non-porous). Nếu khó hình dung quá thì bạn cứ tưởng tượng âm thanh là nước và cách âm là cái hồ nước vậy, nếu không muốn nước lọt ra ngoài thì mọi thứ phải tuyệt đối kín.

3 điều kiện cần thiết cho quá trình cách âm có hiệu quả

     
  • Chắc đặc (mass)
  •  
  • Cấu trúc liên tục (continuity of structure)
  •  
  • Không sai sót

Chắc đặc đơn giản như chính cái tên của nó. Cái gì càng chắc, rắn, đặc, dày thì càng cách âm tốt. Bạn tăng gấp đôi độ dày thì bạn đã cách ly được thêm 6 dB áp lực âm thanh rồi đấy (bạn còn nhớ 6 dB là 1 nửa áp lực âm thanh chứ?).

Cấu trúc liên tục  – một cách nói rộng hơn bao gồm cả “non-porous”, nghĩa là việc cách âm phải bao bọc kín căn phòng 100%. Nếu bạn có bất cứ một cái lỗ nhỏ nào trong căn phòng cách âm của bạn, âm thanh sẽ tìm cách “chui” qua đấy. Bạn bỏ ra một số tiền không nhỏ để cách âm nhưng lại trở thành lãng phí bởi chính các “lỗ âm học – acoustic holes” trong kết cấu của bạn đấy.

Không sai sót (No defects), vấn đề này thật sự cũng gần giống như tính liên tục trong kết cấu cách âm của bạn. Khi bạn xây dựng một căn phòng mà không có một lỗ âm học nào hoàn toàn không có nghĩa là nó đã hoàn hảo, vì đôi khi chính những thợ xây trong quá trình xây dựng đôi khi không tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của người kĩ sư, đôi khi họ bỏ bớt một số công đoạn hay thiếu cẩn thận, tỉ mĩ trong cách thực hiện… những việc đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cách âm của bạn do đó hãy cố gắng đừng để bất kì sai sót nào xảy ra, bạn muốn chuyên nghiệp, phải cẩn thận từ những điều nhỏ nhất.

Quay lại với các lại vật liệu cách âm nhém, ta sẽ đi qua từng loại cụ thể.

Bê tông (concrete)


  Đây là loại vật liệu tuyệt vời trong xây dựng, chỉ một điều đáng lưu ý là, bê tông phải được trộn thật kĩ để tránh các bóng khí nhỏ trong quá trình xây dựng. Nếu thành phẩm của bạn là một bức tường bê tông đầy túi khí bên trong thì hiệu quả cách âm sẽ giảm xuống đáng kể, bạn nhớ nhé NON POROUS.

Gạch

Một viên gạch xây ở các nước phương Tây thường có các lỗ nhỏ ở một mặt, được gọi là các lỗ “ếch” (frog). Các chuyên gia âm thanh tại phòng thu BBC, Anh Quốc khuyên chúng ta nên đặt viên gạch nằm ngang với các lỗ hướng lên trên để khi xây, xi măng sẽ được lấp đầy vào bên trong giúp bức tường nặng hơn nên hiệu quả cách âm cũng sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, điều này không phải lúc nào cũng hợp lý, thuận tiện đối với các thợ xây, nên bạn cần có sự thỏa thuận về yêu cầu kĩ thuật tuyệt đối với các kĩ sư xây dựng và người giám sát thi công để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Đối với Việt Nam, chúng ta lại không thường sử dụng loại gạch này mà thay vào đó là loại gạch 2 lỗ, 4 lỗ thông suốt theo chiều dài viên gạch, điều này làm hiệu quả cách âm cho những bức tường kém đi đáng kể. Do đó, trước khi bắt đầu xây dựng, bạn hãy dành thời gian tìm cho bằng được loại gạch có thiết hế gần như đặc rắn hoặc chỉ có vài lỗ nhỏ. Hoặc bạn có thể nhờ các kĩ sư âm thanh, kĩ sư xây dựng tư vấn một loại vật liệu xây tương tự hoặc một biện pháp xây dựng hiệu quả hơn như xây tường 2 lớp chẳng hạn. Nếu không, sau khi xây xong, bạn sẽ tốn thêm một số tiền không nhỏ để khắc phục vấn đề đau đầu này đấy.

Tường vữa/ vách thạch cao (Plasterboard/drywall)

Tường vữa/vách thạch cao là loại vật thiệu có thiết kế bao gồm một lớp thạch cao dày khoảng 12 mm được kẹp giữa 2 lớp giấy dày. Với loại vách thạch cao này, bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng xây dựng được một căn phòng hay một tấm vách ngăn mà không phải lo lắng nhiều về vấn đề xi măng, xà bần làm bẩn phòng làm việc.

Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các công việc còn lại tại studio mà không phải thu dọn đồ đạc hay tạm đóng cửa phòng thu vì bản chất việc lắp các loại vách này khá đơn giản và không gây bụi bẩn nhiều, chỉ cần dựng lên một khung khổ nồi gán mấy tấm vách lên, lấy vít bắt lại, thế là xong. Đây cũng chính là lợi thế lớn nhất của vách thạch cao, do đó hiện nay, loại vật liệu này được sử dụng hầu như cho mọi công trình.

Ngoài ra loại vách thạch cao này đôi khi còn được gọi là vách ngăn nhẹ (lightweight partitions), vì chúng ta có thể dùng 2 tấm thạch cao như vậy lắp vào một khung gỗ nằm ở giữa, như vậy, chúng ta đã có được một “bức tường” nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả về cách âm.
  Muốn cách âm tốt hơn, bạn chỉ việc thêm các loại khoáng cách âm vào giữa và gắn chồng thêm 1 -3 lớp thạch cao nữa, khi đó, lớp vách có thể không còn nhẹ hơn bức tường gạch là bao, nhưng hiệu quả về mứ độ cách ly gần như tương đương.

  Một số công ty còn sản xuất các loại kẹp đặc biệt như GenieClip, loại kẹp này sẽ giúp các bạn gắn các tấm thạch cao vào khung gỗ nhưng lại giúp giảm bớt độ truyền âm do không dùng cách bắt vít thông thường, mà lúc này vít sẽ được bắt vào loại kẹp chuyên dụng với lớp đệm cao su ở giữa làm giảm bớt độ rung động vào khung gỗ làm triệt tiêu bớt năng lượng âm thanh giúp hiệu quả cách âm càng cao hơn.

Một số công ty khác lại sản xuất ra một số loại keo chuyên dụng như keo xanh (Green glue) giúp việc gắn chồng các lớp thạch cao được dễ dàng và hiệu quả hơn. Loại keo này hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển động năng từ những rung động do sóng âm va vào lớp thạch cao thành nhiệt năng nên sẽ làm mất năng lượng âm thanh nhanh chóng giúp tăng thêm hiệu quả cách âm.

5

Ván ép (Plywood) hoặc các loại ván từ gỗ vụn, mạt cưa (Chipboard/MDF)

Đây chắc chắn cũng là một loại vật liệu cách âm rất tốt bởi tính dày đặc của nó. Tuy nhiên, do giá thành cao hơn so với tấm thạch cao nên người ta thường chỉ dùng khi thật sự cần thiết hoặc ở những khu vực cần thiết.

Kính (Glass)

Kính là loại vật liệu rất tốt trong cách âm, tuy nhiên do chi phí đầu tư khá cao nên thường chỉ được sử dụng khi bạn có nhu cầu nhìn xuyên suốt mà thôi.

soundproof-glass-500x500

Kim loại (Metal)

Đây là loại vật liệu rất tốt trong cách âm nhưng lại khá đắt đỏ, do đó thường người ta chỉ sử dụng nó như một biện pháp thay thế. Kim loại thường được sử dụng như một lớp cách âm “siêu mỏng” khi người ta cần một bức tường cách âm không tốn nhiều diện tích. Kim loại thường được dùng trong các loại cửa cách âm, thầy thấy nhất là loại cửa cách âm với một lớp lót chì.

Những vật liệu cách âm độc quyền

Đây là những loại vật liệu khá đắt đỏ, được nghiên cứu, ứng dụng từ các công nghệ mới cùng với việc quảng cáo có thể mang lại hiệu quả cách âm tốt hơn. Tuy nhiên nếu phải bỏ một chi phí quá cao trong khi hiệu quả cách âm không hơn được nhiều thì đôi khi bạn cũng nên cân nhắc về việc đầu tư. Chỉ nên đầu tư khi bạn cần 1 sự tiện lợi, linh hoạt và đôi khi dễ lắp đặt.

Với các kiến thức trên, ADAM Muzic hy vọng các bạn đã chuẩn bị đủ kiến thức cơ bản để có thể tự lên kế hoạch xây dựng, sửa chửa căn phòng của mình để đạt được hiệu quả cách âm tốt nhất.

Chúng tôi chuyên cung cấp các loại Quạt công nghiệp, Ống gió công nghiệp, Hệ thống hút bụi công nghiệp , Hệ thống hút mùi công nghiệp, Hệ thống cách âm, Hệ thống cách nhiệt, Hệ thống băng tải với chất lượng tốt nhất đến với quý khách hàng